Thám tử là một trong những ngành nghề khá mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ngành này khá phát triển và mang lại nhiều lợi ích đối với đời sống xã hội. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về nghề thám tử tại Việt Nam. Mời các bạn cùng theo dõi!
Nghề thám tử là gì?
Thám tử là tên gọi chung của những người chuyên thực hiện các hoạt động theo dõi, điều tra, xác minh, giám sát các vụ việc một cách độc lập theo yêu cầu. Nghề thám tử là ngành nghề với bản chất là cung cấp các dịch vụ thám tử theo dõi, điều tra, thu thập thông tin và nhận lại thù lao.
Tại nhiều nước trên thế giới, thám tử là nghề được nhà nước công nhận như những ngành nghề khác. Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện nay nghề này vẫn chưa được công nhận.
Điều kiện hành nghề thám tử
Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ quy định điều kiện hành nghề thám tử riêng để đảm bảo ngành này hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, đảm bảo quyền công dân.
Việc cấp giấy phép hành nghề thám tử được giám sát vô cùng nghiêm ngặt, trong đó quan trọng nhất là các tiêu chuẩn sau:
+ Lý lịch tốt, không có tiền án tiền sự, không gặp các vấn đề tiêu cực về tiền bạc, tài chính.
+ Có kinh nghiệm nghề nghiệp
+ Người hành nghề thám tử phải có đạo đức nghề nghiệp, có tâm với nghề và với khách hàng.
Công việc chính của nghề thám tử
Thông thường, thám tử tư có lĩnh vực hoạt động mở rộng, giải quyết các vấn đề bức xúc cho thân chủ thuộc nhiều thành phần khác nhau.
Chẳng hạn, các công ty bảo hiểm cần nhờ tới thám tử để xác minh trường hợp dàn dựng tai nạn, khai man để nhận tiền bảo hiểm. Các công ty, doanh nghiệp kinh doanh nhờ thám tử điều tra thông tin. Luật sư nhờ thám tử để thu thập bằng chứng để bào chữa thành công cho thân chủ.
Hiện nay, nhiều người cũng tìm đến dịch vụ thám tử điều tra ngoại tình, quản lý giám sát con cái, tìm kiếm người thân mất tích,….Các công ty cần điều trả nguồn hàng giả, điều tra thông tin về đối thủ cạnh tranh,…cũng tìm đến các thám tử tư.
Những khó khăn của nghề thám tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ngành nghề này vẫn còn nhiều khó khăn nhất định như sau:
1. Ngành thám tử tư chưa được pháp luật công nhận
Thám tử tư là ngành khá mới mẻ tại nước ta, ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ về ngành nghề này. Hành lang pháp lý chưa có, pháp luật nghiêm cấm hành vi xâm phạm đời tư cá nhân. Chính điều này khiến những người hoạt động trong lĩnh vực này càng trở nên khó khăn.
Nó đòi hỏi những người hành nghề trong quá trình làm việc phải hết sức cẩn trọng. Tránh vi phạm pháp luật và không để lại những hệ quả về sau.
2. Thời gian làm việc không cố định
Một khó khăn nữa của nghề thám tử tại Việt Nam là thời gian làm việc không có định. Tính chất thám tử đặc thù, họ có thể phải làm việc ở bất cứ thời gian nào. Bất kể ngày hay đêm, kể cả ngày lễ. Điều này tạo ra nhiều khó khăn.
Việc làm việc thất thường khiến nhiều người khó thu xếp tốt thời gian dành cho công việc và gia đình. Ngoài ra, việc di chuyển thường xuyên cũng khiến họ lao tâm, ăn uống không điều độ, không được nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Nghề thám tử luôn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm
Do chưa được pháp luật công nhận do đó việc thu thập, điều tra thông tin phải dựa vào kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân. Điều này nhiều lúc lại vô cùng nguy hiểm bởi họ không được hỗ trợ từ các cơ quan luật pháp.
Thám tử viên cũng thường xuyên bị dọa đánh nếu bất cẩn trong quá trình theo dõi đối tượng. Thậm chí, có thể nguy hiểm đến cả tính mạng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nghề thám tử. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi, các bạn sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về những người hoạt động trong nghề thám tử tư. Bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về các dịch vụ thám tử phổ biến tại Việt Nam kèm mức giá thì vui lòng tìm hiểu thêm tại đây: https://thamtulienviet.com/