Ly hôn là kết quả không ai mong muốn bởi nó để lại nhiều hệ lụy và ảnh hưởng không nhỏ về sau. Đặc biệt, là những tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn. Vậy, sau khi bố mẹ ly hôn, quyền nuôi con được pháp luật quy định như thế nào? Quá trình tranh chấp quyền nuôi con được giải quyết ra sao? Hãy cùng Thám tử Liên Việt đi tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Quyền nuôi con trong trường hợp không đăng ký kết hôn
Tại điều 14 trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định rõ, nam nữ có đủ điều kiện đăng ký kết hôn nhưng chỉ chung sống với nhau mà không làm thủ tục thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Mặc dù không phát sinh quan hệ hôn nhân nhưng nếu có con chung thì phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con như khi là vợ chồng. Do đó, khi không ở chung với nhau nhữa, để giành quyền nuôi con, cả hai bên phải có những thống nhất, thỏa thuận cùng nhau.
Theo đó, muốn giành được quyền nuôi con phải chứng minh được bản thân mang đến môi trường tốt nhất và có đủ điều kiện kinh tế để con phát triển toàn diện. Trường hợp cả hai bên nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để đưa ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.
Trong trường hợp nào cha mẹ được phép giành quyền nuôi con?
Thông thường, tòa án sẽ căn cứ vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để đưa ra quyết định ai là người được quyền nuôi con. Do đó, sau khi ly hôn, hai bên có thể thống nhất và đưa ra quyết định chung về người nuôi con cùng với quyền cũng như nghĩa vụ của mỗi bên đối với con cái.
Trong các trường hợp dưới đây, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con:
- Con chưa đến độ tuổi thành niên
- Con đã tuổi thành niên nhưng không có khả năng lao động, mất năng lực hành vi dân sự, không có tài sản để tự nuôi bản thân
Khi cả hai bên không thỏa thuận được, tòa án sẽ dựa vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người có quyền được nuôi con.
Quyền nuôi con khi ly hôn có phụ thuộc vào độ tuổi của con?
Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định rõ về việc trôm nom, chăm sóc và giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
(Trích điều 81, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)
Theo đó, dựa vào từng độ tuổi của con, quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:
-
Con dưới 36 tháng tuổi
Khi con ở độ tuổi dưới 36 tháng tuổi, người mẹ được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con. Bởi trong độ tuổi này, con cần có sự chăm sóc, nuôi nấng trực tiếp của mẹ mới đảm bảo tinh thần và sức khỏe tốt nhất.
Người mẹ chỉ không được quyền nuôi con khi không đủ điều kiện trực tiếp để chăm sóc con hoặc khi cha và mẹ đã có những thỏa thuận trước để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con.
-
Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi
Khi con đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi, quyền nuôi con do cha mẹ thỏa thuận và được quy định theo đúng quy định pháp luật. Trong trường hợp cả hai bên không có tiếng nói chung, tòa án sẽ phán quyết quyền nuôi con cho một bên căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con.
-
Con từ đủ 07 tuổi trở lên
Khi con từ 7 tuổi trở lên, dựa vào nguyện vọng của con muốn ở với ai thì tòa sẽ quyết định người được quyền nuôi con. Điều này được quy định rõ tại Khoản 2 điều Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Các căn cứ để Tòa án đưa ra phán quyết
Để có lợi thế khi cạnh tranh quyền nuôi con, bạn cần nắm rõ các căn cứ đưa ra phán quyết của tòa án. Dưới đây là những căn cứ về điều kiện vật chất, tinh thần cũng như nguyện vọng của con,….để tòa đưa ra quyết định:
Điều kiện về tinh thần
Để giành được quyền nuôi con, bố hoặc mẹ phải đảm bảo nuôi dưỡng con trong môi trường tốt nhất để bé phát triển toàn diện cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Ngoài ra cả hai bên phải đảm bảo được quỹ thời gian để nuôi dưỡng và giáo dục con.
Điều kiện vật chất
Đây là một trong những căn cứ quan trọng giúp tòa đưa ra phán quyết quyền nuôi con cho một trong hai bên.
Theo đó, người trực tiếp nuôi dưỡng phải đảm bảo điều kiện vật chất tốt nhất, có đủ tài chính để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của con như: ăn ở, học tập,vui chơi,….
Hiện nay, pháp luật không bắt buộc người trực tiếp nuôi con phải cho con cuộc sống giàu có, sung túc tuy nhiên phải đảm bảo được các nhu cầu cơ bản nhất. Chẳng hạn, với trẻ 7 tuổi trở lên phải đảm bảo con được ăn uống đầy đủ, được đi học, vui chơi.
Điều kiện vật chất của hai bên được chứng minh qua tình trạng tài chính hoặc thu nhập hàng tháng. Vì vậy, nếu không chứng minh được điều này sẽ gặp nhiều bất lợi trong cuộc chiến tranh giành nuôi con.
Sức khỏe của cha hoặc mẹ
Khi phán quyết quyền nuôi con, tòa án còn dựa vào sức khỏe của cha hoặc mẹ. Theo đó, người trực tiếp chăm sóc con phải có sức khỏe ổn định, đảm bảo để chăm sóc, nuôi dạy con được tốt nhất.
Nhân phẩm, đạo đức của người trực tiếp nuôi dưỡng
Để giành được quyền nuôi con, bố hoặc mẹ phải đảm bảo nhân phẩm và đạo đức tốt. Nếu một trong hai người có tiền án, tiền sự sẽ gặp nhiều bất lợi khi xét theo điều kiện này.
Quyền và nghĩa vụ của hai bên cha mẹ sau khi ly hôn
Quyền và nghĩa vụ của người nhận được quyền nuôi con
Người nhận được quyền nuôi con phải đảm bảo điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất cho con theo đúng thỏa thuận và cam kết ly hôn
Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con
Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
(Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014)
Theo đó, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con với tần suất nhất định mà không làm ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc con.
Đồng thời phải hoàn thành nghĩa phụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng tùy theo hai bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì nhờ đến sự phán quyết của Tòa án.
Tuy nhiên, tiền cấp dưỡng phải đảm bảo các chi phí tuổi thiểu để con học hành, vui chơi tốt nhất. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng quý, từng năm.
Các bạn tham khảo : Công ty cho thuê thám tử uy tín, giá rẻ tại Hà Nội
Có thể thay đổi người nuôi con sau khi có phán quyết của Tòa án?
Sau khi có phán quyết của Tòa án, quyền được trực tiếp nuôi con có thể thay đổi tùy theo trường hợp. Điều này được quy định rõ tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể như sau:
- Khi cha hoặc mẹ có sự thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con
- Trường hợp con trên 7 tuổi, cả hai phải tham khảo ý kiến của con khi thực hiện thay đổi người nuôi con.
- Nếu thấy người trực tiếp nuôi con không có đủ điều kiện và khả năng và mang đến cho con cuộc sống tốt nhất, người còn lại có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con
- Nếu cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con thì Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ
Quy định xử lý vi phạm quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn
Quy định xử lý vi phạm quy định về quyền nuôi con sau khi ly hôn được cụ thể hóa như sau:
- Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ghi rõ, người nào có hành vi ngăn cản quyền chăm sóc, thăm nom giữa cha mẹ và con thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt hành chính từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
- Hành vi trốn tránh, từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng con cái sau khi ly hôn bị phạt cánh cáo hoặc phạt hành chính từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
- Theo Bộ luật Hình sự 2015: Khi có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nhưng không thực hiện thì bị phạt tối đa 5 năm tù giam.
- Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Trường hợp trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha hoặc mẹ khiến con cái lâm vào tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tủ từ 3 tháng đến 2 năm.
Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định mới 2020
Có thể nói rằng, cuộc chiến giành quyền nuôi con khi ly hôn chưa bao giờ đơn giản. Do đó, muốn giành được lợi thế về mình, bạn cần nắm vững các lưu ý dưới đây:
-
Chứng minh bản thân đủ điều kiện kinh tế nuôi con
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng. Theo đó, bạn cần phải chứng minh được thu nhập cũng như nguồn tài chính của mình đảm bảo, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu tối thiểu của con.
-
Chứng minh đối phương trong thời gian chung sống thường bạo lực, không quan tâm con
Để giành được quyền trực tiếp nuôi con, bạn phải là người quan tâm, chăm sóc và dành tình cảm nhiều nhất cho con.
Do đó, khi có bằng chứng chứng minh được người còn lại luôn có những hành vi bạo lực về tinh thân hoặc thể xác, không lo lắng, quan tâm cho con thì bạn đã giành được một lợi thế lớn trong cuộc chiến giành quyền nuôi con.
-
Chứng minh được đối phương có lỗi trong ly hôn
Để giành được quyền nuôi con, bạn phải chứng minh được đối phương là người có lỗi trong hôn nhân và dẫn đến hệ quả hai vợ chồng ly hôn. Theo đó, hãy đưa ra bằng chứng cho Tòa án thấy được người kia ngoại tình, bạo lực gia đình,…..hay bất cứ lý do nào vi phạm hôn nhân.
-
Chứng minh được bạn có quỹ thời gian chăm sóc con
Để đưa ra phán quyết quyền nuôi con, tòa án sẽ dựa vào quỹ thời gian mà vợ hoặc chồng có để chăm sóc con. Do đó, hãy chứng minh được rằng bạn có nhiều thời gian để chăm lo tốt nhất cho con.
Để trẻ phát triển tốt nhất cần phải đáp ứng đủ cả về yếu tố tinh thần lẫn vật chất. Do đó, nếu vợ hoặc chồng mà đi xa, thường xuyên phải đi công tác thì đây là điều bất lợi trong việc giành quyền nuôi con.
Ngoài ra, để có được nhiều lợi thế hơn, bạn cũng cần quan tâm đến một số yếu tố khác như: tình cảm dành cho con, con muốn ở với bạn,…….
Trên đây là tổng hợp những thông tin đầy đủ nhất về quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng có thể liên hệ với Thám tử Liên Việt theo hotline: 0906 816 611 để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ.